Kết quả tìm kiếm cho "cây thốt nốt Bảy Núi"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 205
Giữa tháng 11 âm lịch, tiết trời dần trở nên mát mẻ, vùng Bảy Núi cũng theo đó mà chuyển sang trạng thái khác. Đến đây thời điểm này, bạn sẽ thấy rõ sự đổi thay của cảnh vật và cuộc sống con người với những nét độc đáo riêng.
Trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer ở vùng Bảy Núi An Giang lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng. Trong đó, có phương pháp làm món bánh kà-tum – loại bánh mang ý nghĩa tốt đẹp, gửi gắm niềm mong cầu của đồng bào Khmer về cuộc sống đủ đầy.
Là những người làm công đoạn đầu trong quá trình sản xuất đường thốt nốt, họ phải vất vả đêm ngày để “lấy mật” từ loại cây đặc sản. Nghề của họ không được xem là thợ, mà cũng chẳng có tên, chỉ được gọi nôm na, dễ hiểu là nghề leo cây thốt nốt.
Chắc hẳn ai từng một lần ghé vùng đất Tri Tôn cũng đều cảm thấy choáng ngợp trước vẻ đẹp bình dị, giản đơn nhưng phảng phất sự huyền bí, cổ kính đặc trưng của Thất Sơn - Bảy Núi.
Cây thốt nốt được thấy nhiều ở huyện Tri Tôn và TX. Tịnh Biên. Sự hiện diện của chúng không chỉ góp phần tạo nên khung cảnh nên thơ, yên bình ở vùng biên giới Tây Nam Tổ quốc, mà tất cả bộ phận của cây đều được người dân tận dụng phát triển kinh tế.
Tiếp tục những chuyến đi theo niềm đam mê, tôi quyết tâm chinh phục đỉnh núi Cậu (phường An Phú, TX. Tịnh Biên) với mong muốn được khám phá vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên. Dù không nằm trong bảy ngọn của Thất Sơn hùng vĩ, núi Cậu vẫn sở hữu khung cảnh hữu tình và huyền thoại tâm linh độc đáo.
Từ những chiếc bè đơn điệu, làng bè Châu Đốc đã khoác lên mình gam màu tươi sáng, tạo nên bức tranh tuyệt đẹp giữa dòng sông Hậu. Làng bè sắc màu Châu Đốc với những chiếc bè cá đủ màu sắc rực rỡ trở thành điểm nhấn mới lạ, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và khám phá. Khi đến du lịch (DL) tại làng bè, du khách có cơ hội được trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương, thưởng thức các món ăn đặc sản sông nước và tận hưởng không khí trong lành.
Đi qua vùng nông thôn của TX. Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, khung cảnh những hàng cây thốt nốt vươn cao trên cánh đồng lúa “vẽ” nên bức tranh quê bình dị tạo ấn tượng đặc biệt với du khách khi đến vùng Bảy Núi.
Từ khi bắt đầu vào thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), TX. Tân Châu xác định tìm chọn những sản phẩm đặc trưng của từng địa phương để khai thác, thực hiện, hướng đến nâng tầm giá trị sản phẩm và nâng cao thu nhập của người dân.
Du lịch (DL) ngày càng được nhiều người ưa chuộng và trở thành trụ cột trong phát triển kinh tế của nhiều địa phương. Du khách đi DL không chỉ để thăm thú, nghỉ dưỡng, vui chơi, mà còn để thưởng thức ẩm thực vùng miền, tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống từ chính món ẩm thực.
Ngày xưa, nhiều loại bánh dân dã, “cây nhà lá vườn” được các mẹ, các chị chế biến từ nguyên, vật liệu phổ biến quanh nhà. Họ gói ghém lòng yêu thương vào từng cái bánh, gửi đến con cháu chút quà quê. Khi cuộc sống khấm khá hơn, nhiều món ăn vặt phong phú, mới lạ, từ trong đến ngoài nước ồ ạt xuất hiện, bánh quê khiêm tốn nép mình bên những gian hàng nhỏ, khi có khi vắng.
Cây thốt nốt gắn liền với đời sống người dân vùng Bảy Núi nói riêng, tỉnh An Giang nói chung. Mới đây, thốt nốt trở thành nguyên liệu nâng tầm bánh dân gian, kết hợp với nhiều nguyên liệu khác một cách nhẹ nhàng, hòa quyện, tạo thêm nét văn hóa, ẩm thực, du lịch rất riêng...